Tin đồn Vietjet phá sản bắt nguồn từ đâu và có đúng sự thật hay không? Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, ngành hàng không ở nước ta, bao gồm cả Vietjet phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí là trên bờ vực phá sản. Vậy thực hư tin đồn phá sản của hãng Vietjet là như thế nào? Hãy cùng xem chi tiết sau đây để làm rõ nhé!
Tin đồn Vietjet phá sản bùng nổ sau báo lỗ năm 2022
Kể từ sau đại dịch, với thời gian đóng cửa cách ly kéo dài, nhiều nguồn tin cho rằng các hãng hàng không sẽ không trụ được tới ngày mở cửa, trong đó bao gồm cả Vietjet.
Đặc biệt, khi tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo – chủ tịch Vietjet Air lần đầu báo lỗ khiến cho dư luận càng chắc nịch rằng Vietjet phá sản là rất cao. Cụ thể, trong báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022 và cả năm 2022 của Vietjet, với doanh thu tăng mạnh từ 2.789 tỷ đồng lên 11.807 tỷ đồng trong quý IV. Trong cả năm 2022, doanh thu đạt 39.342 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần nhờ khôi phục vận chuyển nội địa.
Tuy nhiên, giá vốn cao khiến Vietjet lỗ gộp gần 2.167 tỷ đồng. Chi phí tài chính tăng thêm 1.920 tỷ đồng, khiến hãng ghi nhận lỗ sau thuế chỉ còn 2.171 tỷ đồng, so với lãi 122 tỷ đồng năm 2021.
Tại sao xuất hiện tin đồn Vietjet bị phá sản?
Nhiều biến cố khó lường vẫn tiếp tục đe dọa ngành hàng không, gây khó khăn cho các kịch bản phục hồi và phát triển sau đại dịch. Đặc biệt là khi lưu lượng khách quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tin đồn Vietjet phá sản. Cụ thể:
Thị trường hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19
Thị trường hàng không sau dịch mặc dù chứng kiến dấu hiệu hồi phục, nhưng chỉ trong phạm vi thị trường nội địa. Đối với thị trường quốc tế, mặc dù các hãng hàng không Việt Nam và quốc tế đã khôi phục nhiều đường bay truyền thống. Nhưng lưu lượng khách quốc tế chủ yếu là khách công vụ, thăm thân và kinh doanh, trong khi lượng khách du lịch vẫn giữ ở mức thấp.
Các thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan chưa hoạt động trở lại. Bởi vì thời điểm đó các quốc gia này vẫn áp dụng các biện pháp chống dịch khác nhau, chưa tạo điều kiện cho du lịch quốc tế.
Thị trường khách du lịch Nga đang bị đóng băng và không có thông tin về việc mở lại do xung đột Nga-Ukraine. Các hoạt động hàng không quốc tế cũng chịu ảnh hưởng vì các hãng phải tránh không phận Nga và khu vực chiến sự, tác động đến các đường bay châu Âu khi phải đi vòng. Đây cũng là một trong những lý do ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Vietjet, dẫn đến tin đồn Vietjet phá sản.
Do tác động của đại dịch Covid-19, trên phạm vi quốc tế, người dân đang có xu hướng hạn chế chi tiêu, giảm bớt nhu cầu không cần thiết, trong đó có nhu cầu du lịch quốc tế.
Vấn đề tài chính ảnh hưởng lớn đến Vietjet
Vấn đề tài chính là một thách thức lớn cho các hãng hàng không trong giai đoạn hậu Covid-19. Sau 2 năm đối mặt với đại dịch, các đơn vị trong ngành, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam, đang phải đối mặt với khó khăn trong việc bảo đảm nguồn vốn để phát triển và duy trì hoạt động. Các đơn vị cung cấp những dịch vụ hàng không như phục vụ mặt đất, cảng hàng không, xăng dầu, quản lý bay,… cũng đang phải hỗ trợ bằng cách cho thanh toán chậm, giãn nợ, hoãn nợ, góp phần làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Vietjet.
Giá nhiên liệu gia tăng
Một trong những tác nhân gây khó khăn cho ngành hàng không và khiến nhiều người nghi ngờ rằng Vietjet phá sản đó chính là không xoay sở được chi phí trước sự gia tăng chóng mặt của giá nhiên liệu. Giá nhiên liệu đang trải qua một chuỗi tăng giá liên tục sau một thời kỳ ổn định ở mức thấp.
Giá xăng dầu thời điểm đó đã tăng đáng kể và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Với giá nhiên liệu Jet A1 vượt quá 160 USD/thùng, tăng gần 30% so với dự kiến, chiếm hơn 40% tổng chi phí khai thác của các hãng hàng không. Và áp lực chi phí đang là một thách thức nặng nề đối với hoạt động của các hãng hàng không.
Tin đồn nguồn nhân lực đình công do Vietjet nợ lương
Về nguồn nhân lực, với việc hoạt động khai thác có sự phục hồi, nhu cầu tăng cao đặt ra thách thức về nguồn nhân lực chuyên môn cho các hãng hàng không, đặc biệt là trong lĩnh vực tổ bay và nhân viên kỹ thuật. Các biến động và thay đổi trong nửa cuối năm 2021 đã tạo ra sự xáo trộn trong đội ngũ nhân sự của các hãng hàng không Việt. Trong đó, tin đồn Vietjet cắt giảm nhân sự, nợ lương khiến nhân viên đình công cũng là khởi nguồn cho nghi ngờ Vietjet sắp phá sản.
Vậy tin tức Vietjet bị phá sản có thật không?
Cho đến thời điểm hiện tại, Vietjet Air đã vượt qua giai đoạn khó khăn, thách thức sau đại dịch và bắt đầu phát triển ổn định. Vì vậy, tin đồn Vietjet phá sản là hoàn toàn không đúng sự thật.
Không chỉ xóa tan nghi ngờ về việc sắp phá sản, Vietjet còn nỗ lực vươn lên với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng trong năm nay. Nhằm đạt được mục tiêu phát triển xanh và bền vững, Vietjet công bố kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2023 với những kết quả tích cực. Trong quý III, hãng đã thực hiện 36.000 chuyến bay an toàn, vận chuyển 6,8 triệu hành khách, trong đó có hơn 2,3 triệu khách quốc tế. Số liệu này tăng 10% so với quý III/2019 (trước Covid-19) và 127% so với quý III/2022.
Với những chia sẻ về việc Vietjet phá sản và những nguyên nhân dẫn đến tin đồn này ở trên. Chuyenbaygiave hy vọng rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc này và yên tâm đặt chuyến vi vu cùng hãng hàng không giá rẻ Vietjet!