Những năm sau đại dịch Covid-19 là thời kỳ ảm đạm với ngành hàng không nước ta, trong đó Vietjet lỗ lần đầu báo lỗ kể từ khi thành lập. Doanh số kinh doanh dưới giá vốn, kết hợp với các chi phí bán hàng và tài chính cao đã dẫn đến mức lỗ kỷ lục của Vietjet Air trong quý cuối cùng của năm 2022. Tổng cộng, trong cả năm 2022, hãng hàng không này ghi nhận lỗ sau thuế vượt quá con số 2.170 tỉ đồng.
Vietjet lỗ bao nhiêu?
CTCP Hàng không Vietjet vừa thông báo kết quả kinh doanh quý 4/2022. Cụ thể với mức lỗ sau thuế lên đến 2.358,8 tỉ đồng, tăng đáng kể lên 25,2 lần so với số lỗ 93,3 tỉ đồng trong quý 4/2021.
Tính đến hết năm 2022, hãng hàng không này ghi nhận mức lỗ sau thuế là 2.171,3 tỉ đồng. Đánh dấu một năm đầy thách thức khi Vietjet báo lỗ lần đầu tiên kể từ khi cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán.
Doanh thu tăng nhưng Vietjet vẫn lỗ nặng
Chi tiết, sau quá trình kiểm toán, Vietjet ghi nhận doanh thu hợp nhất vượt qua mức 40.141 tỉ đồng. Trong số này, doanh thu từ hoạt động vận tải hàng không đạt 33.077 tỉ đồng. Tuy nhiên, công ty lại ghi nhận lỗ sau thuế 2.261 tỉ đồng. Điều này tạo ra một chênh lệch nhỏ về số tiền Vietjet lỗ so với báo cáo tự lập trước đó. Cũng là nguyên nhân dấy lên tin đồn Vietjet phá sản sau đó.
Nỗ lực vượt qua thách thức từ đại dịch Covid-19, trong năm 2022, Vietjet đã thực hiện thành công 116.000 chuyến bay và vận chuyển 20,5 triệu lượt hành khách trên 103 đường bay nội địa và quốc tế. Với hơn 99.000 chuyến bay và 17,8 triệu lượt hành khách trong nước, Vietjet chứng minh sự dẫn dắt của mình trong quá trình phục hồi ngành hàng không. Tổng số chuyến bay và lượt khách của Vietjet đạt 115% so với kế hoạch năm.
Hãng cũng ghi nhận sự tăng của tài sản dài hạn lên hơn 200 triệu USD. Đến ngày 31-12-2022, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 68.000 tỉ đồng, với chỉ số nợ vay dài hạn/vốn chủ sở hữu là 0,7 lần và chỉ số thanh khoản là 1,3 lần. Mặc dù Vietjet lỗ nặng nhưng nguồn vốn của công ty vẫn nằm trong khoảng mức tốt của ngành hàng không.
Mặc dù Vietjet Air báo lỗ nhưng cũng đóng góp mạnh mẽ vào ngân sách nhà nước với tổng giá trị thuế, phí, lệ phí trực tiếp và gián tiếp đạt 4.350 tỉ đồng trong năm 2022.
Lý do nào khiến Vietjet thua lỗ năm 2022?
Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng thua lỗ của Vietjet cũng như các hãng hàng không nước ta trong năm 2022. Cụ thể:
Vietjet thua lỗ vì cuộc đua giá vé rẻ
Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến Vietjet lỗ trong năm 2022. Chia sẻ về tình hình thị trường, một đại diện của một hãng hàng không đã bày tỏ rằng: Mặc dù ngành hàng không nội địa đang phục hồi mạnh mẽ, nhưng sau 2 năm đại dịch, các hãng đang đối mặt với vấn đề thiếu vốn. Dẫn đến việc tung ra thị trường nhiều vé giá rẻ để thu hút hành khách và tăng dòng tiền.
Điều này đã tạo ra một tình hình lạc quan với việc tăng số lượng hành khách, nhưng doanh thu lại không tăng nhanh chóng. Do đó, mặc dù lượng khách tăng lên so với thời điểm dịch Covid, thế nhưng doanh thu của Vietjet lại không tăng đáng kể.
Vietjet lỗ vì chênh lệch tỷ giá
Đồng thời, chi phí liên quan đến hoạt động hàng không trong năm 2022 đã tăng lên đáng kể, từ giá nhiên liệu đến tỷ giá USD. Đối với các hãng hàng không Việt Nam, đa số các chi phí, từ thanh toán nợ đến mua dịch vụ và nhiên liệu, đều phải thực hiện bằng USD, trong khi doanh thu từ bán vé máy bay thường được tính bằng Việt Nam đồng.
Đặc biệt, việc thanh toán bằng đồng bản tệ thay vì USD cho các đường bay quốc tế, chẳng hạn như Hàn Quốc, Nhật Bản, đã làm giảm giá trị của thu nhập, khiến các hãng phải chịu lỗ lớn về tỷ giá. Vietjet đã phải ghi nhận số lỗ từ chênh lệch tỷ giá đáng kể trong năm 2022.
Giá nhiên liệu cũng ảnh hưởng đến Vietjet
Ngoài ra, giá nhiên liệu đã tăng mạnh đầu năm 2022, gây sốc cho các hãng hàng không. Trong khi giá nhiên liệu bay bình quân là khoảng 72 USD một thùng vào năm 2021, đến giữa năm 2022, giá xăng Jet A1 đã leo lên hơn 160 USD. Bình quân cả năm, giá nhiên liệu bay là khoảng 130 USD một thùng, làm tăng đáng kể chi phí vận hành của các hãng hàng không. Đây cũng là một trong những lý do góp phần khiến Vietjet lỗ nặng trong năm 2022.
Sự phục hồi chậm của khách quốc tế
Năm 2022, các hãng hàng không trong nước vẫn phải đối mặt với tình trạng vận chuyển 11 triệu khách quốc tế, tăng 22 lần so với năm 2021, nhưng vẫn chưa đạt được mức 30% so với năm 2019. Ngay cả thị trường quan trọng như Trung Quốc, dù có dự kiến khôi phục một số đường bay thường lệ đầu năm 2023, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều không chắc chắn.
Tất cả những thách thức trên đều ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của các hãng hàng không Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thị trường quốc tế chưa phục hồi nhanh chóng như mong đợi.
Hiện tại Vietjet còn lỗ không?
Trong 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh doanh của Vietjet đã khởi sắc và giai đoạn Vietjet lỗ đã không còn. Hãng đã ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động khai thác vận chuyển của mình.
Vietjet đã thực hiện 65,9 nghàn chuyến bay an toàn và vận chuyển hơn 12,1 triệu hành khách. Trong đó có 3,5 triệu hành khách quốc tế, tăng 26% và 30% so với cùng kỳ. Hệ số sử dụng ghế trung bình của hãng đạt trên 85%, và độ tin cậy kỹ thuật lên đến 99,63%. Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển của Vietjet đạt 33 nghìn tấn, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Đội máy bay hiện có 103 tàu bay, trong đó có 7 tàu bay thân rộng và 18 tàu bay được khai thác bởi Vietjet Thái Lan.
Tính đến cuối 6 tháng, Vietjet đã ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 29.770 tỉ đồng, tăng 87% và hoàn thành 60% kế hoạch năm. Mảng doanh thu phụ trợ duy trì mức tăng trưởng cao, đạt 9 nghìn tỉ đồng, gấp đôi cùng kỳ và chiếm 40% tổng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 387 tỉ đồng, tăng 167% so với cùng kỳ.
Như vậy, hiện tại Vietjet đã vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và bắt đầu khôi phục lợi nhuận. Hy vọng rằng qua bài chia sẻ về tin tức Vietjet lỗ trên đây từ Chuyến Bay Giá Vé đã giúp các bạn làm rõ thắc mắc của mình!